Tin mới

Môi trường làm việc tại Nhật Bản có an toàn không?

Rate this post

Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã trở thành một thị trường lao động hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, nhiều người quan ngại về mức độ an toàn của lao động tại Nhật Bản, như sự tồn tại của nhiều ngành công nghiệp độc hại. Vậy thực tế, môi trường làm việc tại Nhật Bản có an toàn hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Môi trường làm việc khi đi XKLD Nhật Bản

1. Môi trường làm việc khi đi XKLĐ Nhật Bản an toàn không?

Thực tập sinh (TTS) đi xuất khẩu Nhật Bản được làm việc trong môi trường an toàn. Điều này được chứng minh bằng việc tỷ lệ người Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản chiếm tổng số 49% lượng lao động đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài trong năm 2022. Con số này không phải là ngẫu nhiên, mà là do thị trường lao động tại Nhật Bản đã được đánh giá cao và được coi là một môi trường an toàn cho người lao động.

Các doanh nghiệp tiếp nhận lao động từ Việt Nam đều được quản lý bởi tổ chức OTIT (Organization for Technical Intern Training) nhằm đảm bảo việc bảo vệ đầy đủ quyền lợi cho Thực tập sinh (TTS). Để có thể tiếp nhận lao động nước ngoài, các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Quy mô công ty đủ lớn (theo từng mức độ mà xét duyệt số lượng TTS)
  • Không nợ thuế
  • Báo cáo tài chính ổn định trong vòng tối thiểu 2 năm gần
  • Số lượng thực tập sinh bỏ trốn không vượt quá ngưỡng cho phép
  • Ký túc xá đạt chuẩn

Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng vấn đề an toàn lao động. Chính phủ và các doanh nghiệp đều áp dụng những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Khi các lao động đi XKLD, họ được đảm bảo quyền lợi bằng việc đóng các khoản phí bảo hiểm. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành xử lý và chi trả cho lao động.

Đặc biệt, các doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra môi trường làm việc tại các xí nghiệp để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn. Nếu môi trường làm việc không đạt yêu cầu, xí nghiệp có thể bị tạm đóng cửa hoặc mất giấy phép kinh doanh. Hơn nữa, người lao động luôn được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, giày bảo hộ, kính bảo hộ, để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình làm việc.

Môi trường làm việc tại Nhật theo ngành

2. Môi trường làm việc tại Nhật theo từng ngành

  • Ngành nông nghiệp: So với nông nghiệp tại Việt Nam, nền nông nghiệp tại Nhật Bản hoạt động chủ yếu dưới mô hình công ty hoặc xí nghiệp sản xuất và cung cấp nông sản. Các công việc trong lĩnh vực này thường được thực hiện trong môi trường nhà kính, mang lại một môi trường làm việc an toàn và không phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt do thời tiết. Tìm hiểu thêm về đơn hàng nông nghiệp Nhật Bản tại đây.
  • Ngành cơ khí: Nếu đi XKLĐ Nhật Bản ngành hàng này, bạn sẽ được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn với sự trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động. Đồng thời, công việc của bạn còn được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, giúp giảm bớt công sức lao động mà vẫn đảm bảo tính an toàn.
  • Ngành xây dựng: Thường được đánh giá là có nhiều rủi ro hơn so với các ngành khác do người lao động phải làm việc trực tiếp ngoài công trường. Ngành này chủ yếu tuyển dụng lao động nam với yêu cầu sức khỏe tốt. Tuy nhiên, khác với tình hình tại Việt Nam, các công việc xây dựng ở Nhật Bản đều tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Môi trường làm việc thường xuyên được kiểm tra để ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, người lao động cũng được đào tạo về an toàn lao động để đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
  • Các ngành công xưởng như các đơn hàng may mặc, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử,… Các ngành này được rất nhiều người lao động lựa chọn khi đi Nhật Bản làm việc. Môi trường làm việc chủ yếu là làm theo dây chuyền trong công xưởng. Ngoài ra, tính chất công việc cũng tương đối nhẹ nhàng, mức thu nhập cao, ổn định và có khá nhiều việc làm thêm

3. Làm gì để nâng cao an toàn khi sang Nhật lao động?

Làm gì để nâng cao an toàn khi sang Nhật lao động?

Một nghiên cứu phân tích về các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn lao động của Nhật Bản cho thấy:

  • 1,1% số vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng
  • 93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không an toàn
  • 87,7% xảy ra vì điều kiện không an toàn
  • 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả hai nguyên nhân trên cộng lại.

Như vậy, dựa trên các số liệu trên, để giảm thiểu tai nạn lao động và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động trong quá trình làm việc ở Nhật Bản. Điều này bao gồm kiểm tra định kỳ tình trạng máy móc và môi trường làm việc trước khi bắt đầu công việc. Đồng thời, luôn đảm bảo sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động như đội mũ bảo hiểm, mặc áo bảo hộ và đeo kính bảo hộ để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Dựa trên những thông tin được chia sẻ ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường làm việc khi đi Nhật Bản rất an toàn nếu ta tuân thủ đúng các quy định và quy tắc tại đây. Hy vọng rằng bài viết đã giúp độc giả giải đáp một phần nào đó các thắc mắc về môi trường làm việc an toàn tại Nhật Bản. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ!

CÔNG TY SAVANAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

Để lại bình luận của bạn

TIN tức LIÊN QUAN
Tin mới
Vì sao Nhật Bản lại trở thành điểm đến của nhiều lao động Việt Nam?
Tin mới
Thông tin đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật
Tin mới
Đơn hàng sơn xây dựng: Công việc, Điều kiện mới nhất