Chia sẻ kinh nghiệm

Đơn hàng xây dựng Nhật Bản gồm những công việc gì?

Rate this post

Đơn hàng xây dựng Nhật Bản gần đây đang là một trong những đơn hàng đi Nhật có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Chưa lúc nào, đi XKLĐ ngành xây dựng tại Nhật Bản lại dễ dàng và thu nhập tốt đến vậy. Bài viết dưới sẽ 1 phần giải đáp những câu hỏi liên quan đến đơn hàng xây dựng đi Nhật, các bạn tham khảo nhé!

Đơn hàng xây dựng đi Nhật làm những việc gì

5 lý do để chọn đơn hàng xây dựng Nhật Bản

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên tham gia đơn hàng xây dựng đi Nhật không? Nếu có ý định ứng tuyển bạn nên xác đinh ngay từ đầu, việc đi Nhật lao động ngành xây dựng sẽ vất vả hơn các đơn hàng khác. Nếu có bất kỳ công ty môi giới nào tuyên bố rằng ngành xây dựng có công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi sự vất vả, bạn nên cân nhắc và xem xét kỹ về công ty đó.

Vất vả là thế nhưng ngành xây dựng lúc nào cũng là đơn hàng hấp dẫn được nhiều lao động nhất là các bạn nam lựa chọn. Cùng tìm hiểu các ưu điểm của đơn hàng này nhé.

1. Điều kiện làm việc đảm bảo, công việc ổn định

Một yếu tố không thể thiếu đối với thực tập sinh trong ngành xây dựng và các ngành khác là bảo hộ lao động. Vấn đề này luôn được các chủ doanh nghiệp quan tâm, vì trong trường hợp xảy ra tai nạn, trách nhiệm chính đầu tiên sẽ thuộc về họ trước khi đến công nhân.

Vì vậy, sự quan tâm đặc biệt đối với an toàn lao động được đảm bảo, điều này giải thích tại sao các tai nạn trong quá trình làm việc rất hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản.

Dựa trên khảo sát thông tin từ một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lao động tại Nhật Bản, các đơn hàng xây dựng có tỷ lệ hủy đơn thấp hơn đáng kể. Các vấn đề như xí nghiệp hoạt động yếu kém không thể tiếp nhận hay phá sản rất ít, và trong trường hợp xảy ra, các nghiệp đoàn thường tìm cách chuyển đổi xí nghiệp để đảm bảo quyền lợi của người lao động ngay lập tức.

2. Gia hạn hợp đồng thêm 2 năm

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nâng thời hạn hợp đồng lao động từ 3 năm lên 5 năm cho tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực XKLĐ Nhật Bản.

Trong ngành xây dựng, việc gia hạn hợp đồng trở nên dễ dàng hơn. Đáng lưu ý là quá trình gia hạn sẽ không có bất kỳ chi phí phát sinh nào khác, ngoại trừ việc chi trả vé máy bay lần thứ hai để sang Nhật Bản.

3. Công việc không đòi hỏi kinh nghiệm

 Trong ngành xây dựng, đa số các đơn hàng chỉ yêu cầu trình độ phổ thông, do đó phù hợp với đa dạng đối tượng lao động. Tuy nhiên, điều quan trọng là sức khỏe phải được đảm bảo. Bạn có thể bấm vào đây để kiểm tra xem mình thuộc mức đánh giá nào trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản.

4. Mức thu nhập tốt

Lương của người lao động trong ngành xây dựng theo luật lao động của Nhật Bản và được tính theo giờ làm việc. Mức lương này thường dao động từ 650 đến 850 Yên/giờ. Công việc yêu cầu làm việc 8 tiếng mỗi ngày, và tuần làm việc từ 40 đến 44 tiếng.

Hiện tại, mức lương cơ bản của ngành xây dựng khi làm việc với các công ty Nhật Bản rơi vào khoảng 120.000 đến 150.000 Yên/tháng.

Mức lương này là cố định và không phụ thuộc vào chuyên ngành. Tính theo tỷ giá này, người lao động trong ngành xây dựng có thể nhận mức lương hàng tháng từ 28.000.000 đến 32.000.000 đồng (tương đương từ 1300 đến 1500 USD/tháng).

 5. Phù hợp với người trên 30 tuổi

 Các công ty và xí nghiệp Nhật Bản thường tuyển dụng lao động trẻ dưới 30 tuổi vì họ tin rằng đây là độ tuổi có năng suất cao nhất, nhanh nhẹn và dễ nắm bắt công nghệ. Tuy nhiên, trong ngành xây dựng, yếu tố này không còn quan trọng nhưng vẫn tập trung vào khả năng kinh nghiệm và thái độ làm việc nghiêm túc.

Với đặc thù công việc cần nhiều lao động phổ thông, xây dựng ưu tiên những người trên 30 tuổi bởi những lý do sau:

  • Kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống: Những lao động trên 30 tuổi đã tích lũy được kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và trong cuộc sống nói chung. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ không cần phải đảm bảo hướng dẫn và giám sát nhiều, vì họ có khả năng tự chủ và chủ động trong công việc.
  • Thể lực tốt: Xây dựng là một ngành công việc đòi hỏi sức khỏe và độ bền vững. Việc tuyển dụng những người nam lao động trên 30 tuổi đảm bảo sức khỏe và độ linh hoạt cần thiết để làm việc trong thời gian dài.
  • Mục tiêu của lao động trên 30 tuổi: Những người lao động này thường có mục tiêu là kiếm tiền để nuôi gia đình. Điều này tạo động lực mạnh mẽ để làm việc hiệu quả và tập trung cao độ vào công việc.

Các đơn hàng xây dựng mới cập nhật

Cũng giống như ngành xây dựng Việt Nam, ở Nhật Bản công việc sẽ bao gồm những việc cụ thể sau đây:

Ngành Nghề Độ tuổi Mức lương
Đơn hàng giàn giáo 18-34 150.652 Yên
Cốp pha 18-35 148.255 Yên
Lắp đặt đường ống 18-33 145.000 Yên
Hoàn thiện nội thất 18-34 147.256 Yên
Trát vữa 18-31 147.000 Yên
Dán giấy 18-35 150.546 Yên

Để cập nhật đơn hàng xây dựng tuyển dụng  mới nhất xin vui lòng liên hệ số  để được giải đáp kịp thời nhất.

Điều kiện tham gia đơn hàng xây dựng Nhật Bản

Điều kiện để ứng tuyển vào đơn hàng xây dựng

  • Điều kiện về sức khỏe: Bạn không được mắc trong 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản, theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
  • Chiều cao, cân nặng: Yêu cầu tối thiểu là 160 cm và 50 kg. Thường thì hầu hết nam giới đều đáp ứng được tiêu chuẩn này.
  • Giới tính: Ngành xây dựng chỉ tuyển dụng nam giới do công việc yêu cầu sức khỏe và sự linh hoạt.
  • Độ tuổi: Độ tuổi được chấp nhận từ 18 đến 35 tuổi. Nếu bạn nằm trong khoảng tuổi này, khả năng trúng tuyển khi tham gia đợt tuyển dụng ban đầu là rất cao.
  • Bằng cấp: Bằng cấp không quan trọng, chỉ cần bạn đã tốt nghiệp cấp trung học cơ sở trở lên.
  • Kinh nghiệm: Không yêu cầu kinh nghiệm trước đó vì các công việc trong ngành xây dựng đều là công việc phổ thông.

 Xem chi tiết bài viết này để hiểu rõ hơn về điều kiện đi XKLĐ Nhật Bản không những của ngành xây dựng mà còn những ngành nghề khác ở Nhật Bản nhé.

Đi  XKLĐ ngành xây dựng có vất vả không?

Vất vả hay không là do đánh giá của mồi người, nhưng nói về thực tế, công việc XKLĐ trong ngành xây dựng có thể vất vả hơn so với các ngành khác như cơ khí, chế biến thủy sản, nông nghiệp… Điều này bởi vì môi trường làm việc ngoài trời có thể gặp phải mưa, gió, tuyết rơi không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, vì không phải làm việc theo dây chuyền sản xuất, ngành xây dựng được đánh giá là thoải mái cao hơn trong quá trình làm việc, có nhiều thời gian chết để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng được đặc biệt chú trọng vào bảo hộ lao động và các công ty, xí nghiệp hiểu rõ vấn đề này. An toàn lao động luôn được xem trọng hơn hết, ngang bằng với hiệu suất lao động.

Đơn hàng xây dựng đi Nhật có vất vả không?

Số tiền gửi về mỗi tháng khi đi Nhật đơn hàng xây dựng được bao nhiêu tiền?

Để hiểu được số tiền gửi về hàng tháng của một thực tập sinh tại Nhật Bản, hãy cùng tìm hiểu về các khoản chi phí phải chi trả:

  • Chi phí bảo hiểm: 10.000 – 15.000 Yên
  • Thuế thu nhập cá nhân: 1.000 – 2.000 Yên
  • Chi phí nhà cửa và đi lại: 15.000 – 20.000 Yên
  • Chi phí ăn uống: 30.000 Yên
  • Chi phí khác (internet, điện thoại, tiền ga…): 15.000 Yên

Với những chi phí sinh hoạt một tháng tại Nhật như trên, một thực tập sinh ngành xây dựng ít nhất sẽ phải chi tiêu khoảng 70.000 Yên mỗi táng. Với mức lương hiện tại, mỗi tháng thực tập sinh có thể tiết kiệm từ 70.000 đến 80.000 Yên, tương đương khoảng 15-20 triệu đồng. Tuy nhiên, trong ngành xây dựng tại Nhật Bản, có nhiều cơ hội làm thêm việc, cho phép người lao động thu nhập thêm khoảng 25-30 triệu đồng, và đây cũng là số tiền gửi về Việt Nam sau khi trừ các khoản chi phí.

Kết luận

Trong tương lai, với sự phát triển theo cấp số nhân của ngành xây dựng tại Nhật sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích cho lao động Việt Nam. 

Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn đưa  ra được quyết định có nên tham gia đơn hàng xây dựng đi Nhật không? Cũng như lựa chọn được những đơn hàng phù hợp nhất với bản thân nhé! 

Mọi câu hỏi liên quan đến XKLĐ Nhật Bản bạn hãy liên hệ với Hotline 0966 649 330 để được tư vấn miễn ph.

Để lại bình luận của bạn

TIN tức LIÊN QUAN
Tin mới
THÔNG TIN KỲ THI KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH trong lĩnh vực CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG
Tin mới
THÔNG TIN KỲ THI KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH trong lĩnh vực NÔNG NGHIỆP
Chia sẻ kinh nghiệm
Vì sao Nhật Bản lại trở thành điểm đến của nhiều lao động Việt Nam?