Tin mới

Visa kỹ năng đặc định Tokutei là gì ?

Rate this post

Bắt đầu từ tháng 4/2019, Nhật Bản đã giới thiệu về việc bổ sung một loại tư cách lưu trú mới cho người nước ngoài, được gọi là “Visa kỹ năng đặc định” hoặc “Visa đặc định“. Visa mới này sẽ cho phép lao động nước ngoài thực hiện các công việc mà trước đây không được phép hoặc bị hạn chế trong việc tuyển dụng lao động.

Vậy visa kỹ năng đặc định Tokutei là gì? Do loại visa này còn khá mới mẻ, nhiều người không hiểu hoặc nhầm lẫn với Visa lao động hoặc Visa kỹ sư. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách cụ thể về loại visa mới này.

Visa kỹ năng đặc định Tokutei là gì

Visa Tokutei là gì?

Từ tháng 6/2018, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một luật mới nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự. Luật này cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng lao động nước ngoài thông qua một loại visa mới được gọi là “visa kỹ năng đặc định”. So với visa lao động, loại visa mới này mở rộng phạm vi nghề nghiệp có thể được chấp nhận và nới lỏng các yêu cầu về bằng cấp và chuyên môn.

Visa đặc định Tokutei được chia thành 2 loại: Loại visa đặc định số 1 và Visa đặc định số 2

Visa kỹ năng đặc định loại 1

Với loại 1 có 14 nghành nghề được phép tiếp nhận lao động bao gồm :

  1. Xây dựng
  2. Đóng tàu, hang hải
  3. Bảo dưỡng, sửa chữa oto
  4. Hàng không
  5. Khách sạn
  6. Hộ lý – điều dưỡng
  7. Vệ sinh các toà nhà
  8. Nông nghiệp
  9. Ngư nghiệp
  10. Công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống
  11. Dịch vụ ăn uống
  12. Công nghiệp vật liệu
  13. Chế tạo máy
  14. Điện – điện tử

Tiêu chuẩn tiếp nhận của Visa đặc định loại 1 là dựa trên những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế có được trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này cho phép người lao động có thể làm việc ngay khi đến Nhật Bản mà không cần qua quá trình đào tạo thêm.

Nói cách khác, đây chính là loại hình dành cho các bạn đã tham gia chương trình đi lao động tại Nhật.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin visa thực tập sinh Nhật Bản

Visa kỹ năng đặc định loại 2

Các ngành nghề được phép tiếp nhận của loại hình 2 này rất hạn chế :

  1. Xây dựng
  2. Nghành đóng tàu, hang hải

Với loại visa này, yêu cầu là lao động phải có tay nghề cao và thuần thục. Các kỹ năng này được đánh giá dựa trên kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn của họ trong suốt nhiều năm. Tay nghề và kỹ năng này phải tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với lao động nước ngoài đang làm việc trong cùng ngành với visa kỹ thuật.

Tuy nhiên, do số lượng nghề cấp visa hạn chế và yêu cầu cao, chế độ đãi ngộ của loại hình này sẽ cao hơn so với loại 1.

Theo lý thuyết, sau khi hoàn thành visa loại 1, lao động hoàn toàn có thể tiếp tục lưu trú tại Nhật Bản theo visa loại 2 nếu họ đạt điểm đỗ trong kỳ thi do bộ phận pháp lý quy định. Tuy nhiên, nghề nghiệp của họ phải thuộc vào hai ngành được quy định trong loại 2.

Visa đặc định loại 1 và 2

Sự khác nhau giữa visa đặc định loại 1 và loại 2

Với 2 loại visa này điểm khác biệt lớn nhất chính là thời gian lưu trú tại Nhật Bản.

Cụ thể, Visa đặc định loại 1 chỉ cho phép lưu trú tại Nhật Bản tối đa 5 năm, trong khi Visa đặc định loại 2 cho phép gia hạn lưu trú vô số lần. Điều này có nghĩa là người có Visa đặc định loại 2 có thể xin lưu trú lâu dài tại Nhật Bản cho đến khi đạt đến tuổi nghỉ hưu, và họ cũng có thể mời gia đình đến sống cùng.

Tuy nhiên, phạm vi gia đình mà Visa đặc định loại 2 cho phép chỉ bao gồm vợ/chồng và con cái. Không được phép mời bố mẹ hoặc anh chị em sang Nhật Bản sống cùng.

Sự khác nhau giữa visa tu nghiệp và visa kỹ năng đặc định

Chúng ta sẽ có một bảng so sánh về sự khác nhau giữa 2 loại visa như sau

Sự khác nhau Visa tu nghiệp Visa Đặc Định
Mục đích Thực tập sinh sang Nhật để học hỏi về kỹ thuật tiên tiến về áp dụng cho nền kinh tế nước nhà Giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động của nền kinh tế Nhật Bản
Quốc tịch của lao động Hạn chế chỉ trong 15 quốc gia được cấp phép Về nguyên tắc là tiếp nhận tự do (ngoài trừ 1 vài nước đã bị cấm như Iran…)
Các bên liên quan Gồm 5 bạn : Người lao động – công ty tiếp nhận – công ty môi giới XKLĐ – Nghiệp đoàn – Cơ quan hỗ trợ thực tập kỹ năng Đơn giản chỉ có 2 bên : Người lao động và công ty sử dụng lao động.

Khả năng chuyển đổi từ Visa thực tập sinh sang visa đặc định

Visa đặc định loại 1: Áp dụng cho các TTS trong 14 ngành nghề yêu cầu các kỳ thi hàng năm để đạt được. Điều này có nghĩa là kỹ năng loại 1 không liên quan đến chế độ thực tập kỹ năng, mà chỉ cần đáp ứng hai điều kiện sau, bất kể đã từng làm việc ở Nhật dưới hình thức thực tập kỹ năng hay không, đều có thể đến Nhật với visa kỹ năng đặc định:

  • Có khả năng tiếng Nhật ở mức hội thoại thong thường, đủ để sinh hoạt (N4).
  • Đỗ kỳ thi kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm được quy định.

Tuy nhiên, những người đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kéo dài 3 năm sẽ được công nhận là có đủ năng lực và kỹ năng cơ bản để tiếp tục làm việc ở Nhật Bản và xin được Visa đặc định loại 1 mà không cần tham gia kỳ thi đánh giá.

Visa đặc định loại 2: Đối với hai ngành nghề có thể xin Visa đặc định loại 2, yêu cầu là phải vượt qua kỳ thi sau khi kết thúc Visa loại 1 và chuyển sang Visa loại 2. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về hình thức và quy định cụ thể cho Visa loại 2 này vẫn chưa được công bố.

>> Có thể bạn muốn biết thêm: So sánh chương trình thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định Nhật Bản

Vì đây là một chương trình rất mới nên trong quá trình triển khai sẽ có rất nhiều thắc mắc. Các bạn đang quan tâm đến chương trình vui long inbox page của chúng tôi hoặc gọi ngay hotline của Savanam để tìm hiểu kỹ hơn về chương trình này.

Công Ty Savanam Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản

Địa chỉ: km11+500, ĐCT08, Thôn 6, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0961 52 55 22

Email: hotro.savanam@gmail.com

Website: savanam.com.vn

Để lại bình luận của bạn

TIN tức LIÊN QUAN
Tin mới
Vì sao Nhật Bản lại trở thành điểm đến của nhiều lao động Việt Nam?
Tin mới
Thông tin đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật
Tin mới
Đơn hàng sơn xây dựng: Công việc, Điều kiện mới nhất