So sánh chương trình thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định Nhật Bản
Sang Nhật Bản làm việc đang là lựa chọn của nhiều lao động trẻ Việt Nam. Hiện tại, có 2 hình thức đi xuất khẩu lao động Nhật là thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định. Vậy hai hình thức này giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Savanam tìm hiểu và so sánh qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm 2 hình thức đi XKLĐ Nhật Bản
1.1 Thực tập sinh kỹ năng là gì?
Chương trình thực tập sinh kỹ năng là một chương trình được chính phủ Nhật Bản thiết lập nhằm đào tạo lao động từ các quốc gia đang trong quá trình phát triển về kỹ thuật, công nghệ và kiến thức trong ngành nghề mà họ đang làm việc. Mục tiêu của chương trình này là chuyển giao kĩ thuật thông qua kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản, nhằm đảm bảo rằng sau khi trở về quê hương, các lao động sẽ trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao trong ngành nghề đã được đào tạo. Xem thêm chi tiết về chương thực tập sinh kỹ năng IM Japan tại đây.
1.2 Kỹ năng đặc định là gì?
Visa kỹ năng đặc định, còn được gọi là Visa Tokutei Ginou, là một hình thức mới của visa cho lao động nước ngoài do chính phủ Nhật Bản cấp phép. Visa này cho phép người lao động lưu trú tại Nhật Bản trong thời gian kéo dài hơn so với visa TTS kỹ năng thông thường. Điểm đặc biệt của visa này là người lao động có thể mời người thân sang Nhật Bản và cũng được phép chuyển đổi công việc hoặc chuyển đổi công ty trong phạm vi các ngành nghề quy định bởi visa.
>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin visa XKLD Nhật
2. Sự khác biệt giữa thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định trong XKLĐ Nhật Bản
2.1 Về tư cách lưu trú
- Khi sang Nhật diện TTS kỹ năng, bạn sẽ làm việc tư cách TTS kỹ năng, đi ra nước ngoài để học tập, nâng cao tay nghề tại các xí nghiệp Nhật.
- Với hình thức kỹ năng đặc định, bạn sẽ đi Nhật với tư cách lao động có thời hạn, làm việc trong các nhà máy, công ty của Nhật.
2.2 Về thời gian làm việc
Nếu bạn chọn đi Nhật Bản dưới diện visa kỹ năng đặc định, bạn sẽ được làm việc liên tục trong vòng 5 năm tại đây. Tuy nhiên, nếu bạn chọn đi theo diện thông thường, bạn có thể lựa chọn giữa các hợp đồng làm việc có thời hạn 1 năm hoặc 3 năm, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn cá nhân của mỗi người lao động.
2.3 Mức lương
Mức lương cho thực tập sinh khi đi làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ XKLĐ sẽ dao động trung bình từ 18 đến 30 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào khu vực và đơn hàng đi Nhật. Tuy nhiên, nếu bạn chọn đi Nhật theo diện kỹ năng đặc định, mức lương của bạn sẽ cao hơn so với việc đi theo diện thông thường. Thậm chí, trong một số trường hợp, mức lương của người lao động theo diện kỹ năng đặc định có thể tương đương với mức lương của người Nhật cùng trình độ trong cùng một ngành nghề.
2.4 Đối tượng
Chương trình TTS kỹ năng sẽ dành cho các đối tượng tốt nghiệp cấp 3 trở lên. Nếu muốn tham gia XKLĐ theo diện kỹ năng đặc định, người lao động có thể là một trong các đối tượng sau đây:
- Lao động có tay nghề
- TTS đã hoàn thành chương trình XKLĐ Nhật Bản1-3 năm và đã trở về nước
- Du học sinh tại Nhật đã hoàn thành 2 năm học trường Nhật ngữ
2.5 Yêu cầu
Vì 2 chương trình khác nhau nên yêu cầu dành cho người lao động cũng có sự khác nhau
- Với chương trình thực tập sinh kỹ năng, không có yêu cầu bắt buộc về trình độ tiếng Nhật và trình độ chuyên môn của người lao động. Thông thường, trước khi tham gia vào các đơn hàng, người lao động sẽ được cung cấp đào tạo về ngôn ngữ Nhật Bản và đào tạo về các kỹ năng cơ bản liên quan trước khi di chuyển đến Nhật Bản.
- Với chương trình kỹ năng đặc định, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải có trình độ tiếng Nhật là N4
- Đạt kỳ thi đánh giá kỹ năng tay nghề theo từng lĩnh vực
2.6 Các ngành nghề tiếp nhận
Chương trình TTS kỹ năng cung cấp sự đa dạng về lựa chọn ngành nghề cho người lao động (bao gồm 77 ngành nghề được quy định bởi OTIT). Trong khi đó, chương trình kỹ năng đặc định chỉ áp dụng cho 14 ngành nghề cụ thể, bao gồm:
- Xây dựng
- Điều dưỡng/Hộ lý
- Đóng tàu
- Vệ sinh toà nhà
- Sửa chữa ô tô
- Nông nghiệp
- Hàng không
- Ngư nghiệp
- Nhà hàng
- Chế biến thực phẩm
- Gia công nguyên liệu
- Gia công cơ khí
- Các ngành liên quan đến điện, điện tử, viễn thông
2.7 Chế độ và điều kiện làm việc
Trong thời gian làm việc tại Nhật Bản với đơn hàng kéo dài 1, 3 hoặc 5 năm, người lao động không được phép chuyển đổi công ty hiện đang làm việc. Tuy nhiên, trong trường hợp điện kỹ sư đặc định, bạn có thể được phép thay đổi công ty nếu có lý do chính đáng. Ngoài ra, khi tham gia visa đặc định, bạn còn có thể mời người thân đến Nhật Bản theo chế độ bảo lãnh.
>> Tìm hiểu thêm: Quy định về thời gian làm tại Nhật Bản các thực tập sinh cần biết
Với chương trình TTS kéo dài 1 năm, bạn chỉ được tham gia một lần duy nhất. Trong trường hợp chương trình TTS kéo dài 3 năm, nếu bạn vượt qua kỳ thi tay nghề tại Nhật và có công ty tiếp nhận, bạn có thể được gia hạn thêm 2 năm. Đối với visa đặc định, sau 5 năm, nếu bạn vượt qua kỳ thi bắt buộc, bạn có thể tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2. Khi đó, bạn sẽ được phép gia hạn visa và gia đình của bạn có thể lưu trú lâu dài tại Nhật Bản.
Trên đây là một số so sánh về chương trình đi Nhật lao động diện thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định . Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc, đừng ngần ngại gửi tin nhắn cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Công Ty Savanam Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản
Địa chỉ: km11+500, ĐCT08, Thôn 6, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0961 52 55 22
Email: hotro.savanam@gmail.com
Website:savanam.com.vn