Chia sẻ kinh nghiệm

Thông tin cần biết về hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Khi đặt bút ký bất kỳ loại giấy tờ nào, bạn luôn cần phải hiểu rõ về nó, và hợp đồng lao động cũng vậy. Thế nhưng, chính sự bất đồng về mặt ngôn ngữ cũng như chưa nắm tường tận luật lao động của Nhật, mà nhiều thực tập sinh sang Nhật làm việc, sau khi ký hợp đồng, thường bị thiệt thòi. Thấu hiểu được điều đó, bài viết hôm nay Savanam xin tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin cần biết về hợp đồng Thực tập sinh, chắc chắn sẽ hữu ích với bạn.

Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản

Bộ LĐ-TB&XH và những yêu cầu về nội dung hợp đồng thực tập sinh sang Nhật làm việc

Theo thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH, hợp đồng đưa người lao động xuất cảnh sang nước ngoài làm việc là thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với người lao động. Trong văn bản này, sẽ thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên, người lao động và bên sử dụng lao động tại Nhật Bản. Trong nội dung hợp đồng Thực tập sinh Nhật Bản phải có thông tin về có các bên tham gia ký kết là doanh nghiệp, tổ chức lao động và người lao động.

>> Xem thêm: So sánh chương trình thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định Nhật Bản

Thực tập sinh nhật bản ký mấy bản hợp đồng?

Khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật diện thực tập sinh, người lao động cần phải đặt bút ký 2 bản hợp đồng lao động.

  • Hợp đồng thứ nhất: Đây là hợp đồng mà thực tập sinh cần phải ký với phía công ty xuất khẩu lao động, khi nhận được thông tin trúng tuyển.
  • Hợp đồng thứ hai: Hợp đồng này, thực tập sinh sẽ ký với công ty tiếp nhận mình làm việc tại Nhật. Bạn sẽ được ký kết hợp đồng này ngay sau khi bạn được nhập cảnh sang Nhật

Nội dung quan trọng cần có trong hợp đồng thực tập sinh Nhật

Những thông tin cụ thể trên hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa bên sử dụng lao động, công ty, xí nghiệp tại Nhật và thực tập sinh, sẽ bao gồm các thông tin chung của hai bên, nội dung ký kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng chữ ký và ngày tháng ký kết hợp đồng.

Những bản điều kiện đính kèm cùng hợp đồng nhất định phải có

Thực tập sinh cần chú ý, trong hợp đồng mà mình ký, cần phải được thể hiện rõ bằng văn bản về các điều kiện lao động cũng như đính kèm nó theo hợp đồng. Những nội dung dưới đây sẽ được thể hiện chi tiết trong bản các điều kiện lao động: 

  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, thời gian bắt đầu và kết thúc từ khi nào
  • Địa điểm mà người lao động sẽ làm việc
  • Danh sách và nội dung các công việc thực tập sinh cần thực hiện. 
  • Các quy định và nội dung về thời gian bắt đầu và kết thúc công việc trong một ngày. Người lao động có phải làm quá thời gian làm việc quy định không? Những quy định về thời gian giải lao, ngày nghỉ, nghỉ phép sẽ được tính như thế nào?
  • Tiền lương sẽ được tính như thế nào? (tiền lương cơ bản, lương làm ngoài giờ quy định), thời gian và hình thức thanh toán lương;
  • Những điều khoản và quy định về  thôi làm, sa thải;

Thực tập sinh cần phải tự bảo quản hợp đồng lao động cùng các bản điều kiện lao động. Bởi khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, nó chính là cơ sở pháp lý để giúp đỡ bạn.

>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thủ tục xin visa thực tập sinh Nhật Bản mới nhất

Những quy định và điều khoản về việc sa thải thực tập sinh

Sa thải được hiểu một cách đơn giản và hợp đồng lao động sẽ bị hủy từ một phía theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Việc sa thải thực tập sinh với những lý do, không khách quan, thiếu căn cứ và cơ sở, không phù hợp với các quy ước xã hội thì được xem là lạm quyền và nó hoàn toàn không có hiệu lực.

Trong thời gian người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà xưởng tại Nhật, nếu như không phải là trường hợp bất khả kháng thì bên sử dụng lao động thực tập sinh không được phép sa thải giữa chừng. Trong trường hợp, sa thải là điều bất khả kháng cũng cần phải tuân thủ theo các thủ tục: 

  • Thông báo cho thực tập sinh biết, lý do mình bị sa thải ít nhất là 30 ngày.
  • Nếu tự ý sa thải và không thông báo trước đúng 30 ngày. Phía doanh nghiệp cần phải thanh toán phụ cấp thông báo sa thải theo số ngày tính đến khi sa thải.

Thời hạn ký hợp hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản kéo dài bao lâu

Khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật, thực tập sinh có thể đi theo diện 1 năm và 3 năm, trên hợp đồng mà bạn ký kết cần thể hiện rõ mục này. Nếu người lao động có nhu cầu gia hạn hợp đồng thêm. Đồng thời, bạn chứng minh được mình có nguyên nhân hợp lý cũng như thỏa mãn đầy đủ các điều kiện, thì phía doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi hợp đồng thành không xác định thời hạn. 

Nếu như phía sử dụng lao động Nhật Bản từ chối việc gia hạn, nhưng lại không thể trình bày được lý do theo quy ước xã hội thì sẽ không được pháp luật công nhận.

Nội dung thực tập sinh Nhật Bản

Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng thực tập sinh

1. Người lao động có thể đơn phương hủy hợp đồng thực tập sinh hay không? 

Dù bất kỳ lý do gì, đơn phương kết thúc hợp đồng lao động hay bị công ty chấm dứt hợp đồng, thì đều sẽ mang đến những hậu quả tiêu cực cho chính bạn, nghiệp đoàn, cùng đơn vị đưa thực tập sinh qua Nhật:

  • Về phía thực tập sinh: Cơ hội làm việc tại Nhật gần như không còn. Nếu như quay lại lần 2 bạn sẽ bị cưỡng chế trục xuất, kèm với đó là nhận rủi ro bồi thường hợp đồng theo quy định. Rất có thể, bạn phải tự mình chịu những khoản chi phí mà trước đó, nghiệp đoàn đã chi trả để đưa lao động qua Nhật Bản làm việc. Con số này lên đến cả 100 triệu đồng
  • Về phía nghiệp đoàn phái cử: Mất đi sự tín nhiệm từ phía công ty, doanh nghiệp xí nghiệp Nhật Bản. Tốn thời gian để giải quyết hợp đồng, chi phí bồi thường cho lao động. Chưa hết, nghiệp đoàn còn phải hoàn trả toàn bộ phí lao động đã đóng trước đó. 

2. Kết thúc hợp đồng thực tập sinh người lao động có thể sang Nhật làm việc tiếp không?

Khi kết thúc hợp đồng đúng thời hạn đã ký, thực tập sinh có mong muốn tiếp tục làm việc tại Nhật bạn có thể xin gia hạn hợp đồng. Hoặc về nước muốn sang Nhật làm việc lại thì có thể xin visa khác.

  • Với thực tập sinh đi đơn hàng 1 năm. Muốn sang Nhật làm việc, bạn phải trải qua một kỳ thi tương đối khó để xin thành công Visa kỹ năng đặc định.
  • Với thực tập sinh đi đơn hàng 3 năm. Bạn có thể xin gia hạn 2 năm để chuyển qua chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3. Hoặc một lựa chọn nữa là chuyển visa sang chương trình Kỹ năng đặc định với thời hạn có thể làm việc tại Nhật lên đến 5 năm.

3. Người lao động cần làm gì sau khi kết thúc hợp đồng thực tập sinh đúng thời hạn và về nước?

Cũng tương tự như Việt Nam, khi tham gia lao động tại Nhật, thực tập sinh sẽ được đóng đầy đủ các khoản thuế, bảo hiểm. Do đó, khi hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản hết hiệu lực và về nước, hãy làm thủ tục để nhận lại các khoản tiền như bảo hiểm Nenkin, tiền hoàn thuế đóng dư cũng như tiền hoàn thuế 1 phần theo quy định của Luật lao động Nhật:

Lời Kết

Với việc cập nhật các thông tin về hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản mới nhất sẽ giúp bạn hiểu rõ được giấy tờ mà mình sắp kỹ và sẽ ký. Đồng thời, những quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà bản thân phải thực hiện. Hãy chia sẻ và lưu lại bài viết này nếu bạn và người thân của mình đang có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật diện thực tập sinh. Liên hệ ngay Savanam nếu bạn cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin gì? 

Công Ty Savanam Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản

Để lại bình luận của bạn