Tin mới

Văn hóa giao tiếp cần biết khi khi làm việc tại Nhật Bản

Rate this post

Đi XKLD Nhật Bản, thực tập sinh cần tìm hiểu kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa để tránh bất đồng trong quá trình làm việc và sinh sống tại đây. Là một quốc gia đa dạng bản sắc văn hóa. Văn hóa giao tiếp cũng là một trong những nét nổi bật của Nhật Bản. Hãy cùng Savanam tìm hiểu thêm vè văn hóa giao tiếp tại Nhật Bản nhé!

Văn hóa giao tiếp cần biết khi khi làm việc tại Nhật Bản

1. Các hình thức trong giao tiếp phổ biến

Hiện nay, có 2 loại hình thức giao tiếp phổ biến là giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói là hình thức giao tiếp ngôn ngữ trực tiếp. Để đạt được thành công khi sử dụng hình thức này, bạn cần chú ý đến 3 yếu tố sau đây. Từ ngữ là ngôn từ bạn sử dụng trong quá trình giao tiếp. Giọng nói bao gồm các yếu tố như tốc độ, âm lượng, ngữ điệu và cảm xúc bạn truyền tải. Và đặc biệt là ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ, nụ cười,… khi giao tiếp
  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là hình thức giao tiếp thông qua các loại văn bản như tin nhắn, email,…

Trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, người lao động sẽ phát sinh các tình huống giao tiếp trong công việc và trong cuộc sống. Để tránh được các bất đồng về văn hóa, bạn cần đáp ứng các quy tắc ứng xử trong giao tiếp của người Nhật.

>> Tìm hiểu thêm:

2. Các cách chào trong giao tiếp cần biết tại Nhật Bản

Người phương Tây, hay chào nhau bằng cách bắt tay hoặc ôm. Nhưng người Nhật lại khá rụt rè hơn. Chính vì vậy, người dân Nhật Bản sẽ chào nhau bằng cách cúi chào. Tùy theo mối quan hệ, địa vị, cấp bậc hoặc hoàn cảnh giao tiếp mà người Nhật sẽ có các cách chào khác nhau. Nếu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn cần phân biệt được 03 cách chào này:

  • Kiểu Eshaku: Chào theo hình thứ khẽ cúi chào: Đây là kiểu chào phổ biến nhất tại Nhật Bản, thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Kiểu chào này được dùng khi chào những người bằng tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội. Ở kiểu chào này, bạn cần cúi thấp 15 độ trong khoảng 2 – 3 giây, tay có thể để ở bên hông.
  • Kiểu chào Keirei: Chào theo kiểu cúi chào bình thường, là kiểu chào lịch sự hơn Eshaku. Cách chào này thường được dùng để chào cấp trên, khách hàng, đối tác hoặc người hơn tuổi bạn. Để thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 – 35 độ trong khoảng 2 – 3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn đất, bạn có thể thực hiện bằng cách đặt hai tay xuống mặt đất, cách nhau từ 10 – 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 -15 cm.
  • Kiểu Saikeirei: Đây là kiểu chào trang trọng nhất, thể hiện sự biết ơn, kính trọng hoặc lời xin lỗi thành tâm nhất. Vói kiểu chào này, người Nhật thường cúi khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn.

3. Những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật

Trong thời gian làm việc tại Nhật, thực tập sinh cần chú ý một số nét đặc trưng nổi bật trong văn hóa giao tiếp của người Nhật:

  • Khi đến thăm nhà người Nhật, cần cẩn trọng trong cách xưng hô, ăn uống, và đặc biệt là nên cúi chào mọi người
  • Nên ứng xử khéo léo khi thể hiện sự khen/ chê người khác để không bị mất lòng
  • Luôn thể hiện sự kính trọng với cấp trên, với người hơn tuổi mình
  • Không nên bộc lộ quá nhiều cảm xúc trong quá trình làm việc và giao tiếp
  • Không nói chuyện to tiếng khi đang sử dụng các phương tiện công cộng
  • Không trực tiếp nói lời từ chối. Thay vì thẳng thắn nói lời từ chối với ai đó, bạn nên nói giảm nói tránh, uyển chuyển nói lời từ chối
  • Tuyệt đối không chỉ tay vào người khác. Đây được xem là hành động thất lễ, khinh thường người khác.
  • Thận trọng khi nhận danh thiếp. Bạn nên đọc thông tin trên danh thiếp sau đó có thể cất vào hộp đựng danh thiếp để thể hiện sự tôn trọng với đối phương.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về những lưu ý trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Chúc bạn sẽ thành công khi áp dụng những lưu ý này. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

CÔNG TY SAVANAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

  • Địa chỉ: km11+500, ĐCT08, Thôn 6, Hoài Đức, Hà Nội
  • Email: hotro.savanam@gmail.com
  • Điện thoại: 0961 52 55 22
  • Website: savanam.com.vn

Để lại bình luận của bạn

TIN tức LIÊN QUAN
Tin mới
Vì sao Nhật Bản lại trở thành điểm đến của nhiều lao động Việt Nam?
Tin mới
Thông tin đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật
Tin mới
Đơn hàng sơn xây dựng: Công việc, Điều kiện mới nhất