Tin mới

Quy định về thời gian làm tại Nhật Bản các thực tập sinh cần biết

Rate this post

Tìm kiếm cơ hội sangNhật Bản làm việc đang là một lựa chọn phổ biến đối với nhiều lao động trẻ Việt Nam. Bên cạnh việc xem xét về mức lương và chi phí, thời gian làm việc là một yếu tố quan trọng mà các thực tập sinh đặc biệt quan tâm. Tham khảo hết bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các quy định về thời gian làm việc tại Nhật Bản.

1. Thời gian làm việc tiêu chuẩn khi đi XKLĐ Nhật Bản

Quy định thời gian làm việc khi đi XKLĐ Nhật Bản

Thời gian làm việc trong xuất khẩu lao động được tính từ thời điểm bắt đầu công việc đến khi kết thúc, không bao gồm thời gian nghỉ giải lao. Thời gian di chuyển không được tính vào thời gian làm việc. Theo tiêu chuẩn lao động, thời gian làm việc trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản không vượt quá 8 giờ mỗi ngày và không quá 40 giờ/tuần. Thông thường, người lao động sẽ có thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Tuy nhiên, thời gian làm việc có thể thay đổi tùy theo từng đơn hàng, có thể làm việc theo giờ hành chính hoặc theo ca làm việc.

Ở một số ngành nghề đặc thù, công việc mang tính thời vụ, luật lao động cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh. Thời gian làm việc ở những giai đoạn cao điểm có thể vượt quá 8 giờ/ ngày và 40 giờ/tuần trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên vẫn cần đáp ứng các nguyên tắc như:

  • Doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ  tục và được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có Thẩm quyền.
  • Số ngày làm việc trọng năm: không vượt quá 280 ngày / năm.
  • Số giờ làm việc tối đa mỗi ngày: không vượt quá 10 giờ / ngày.
  • Số giờ làm việc tối đa mỗi tuần: Không vượt quá 52 giờ / tuần.
  • Tối thiểu phải bố trí 1 ngày nghỉ trong tuần cho người lao động.

2. Quy định về thời gian nghỉ ngơi, làm thêm cho TTS

Quy định về thời gian nghỉ ngơi của TTS

Nếu người lao động làm việc vượt quá thời gian lao động quy định, sẽ được tính làm thêm giờ. Số giờ làm thêm không được vượt quá 50% tổng số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Hơn nữa, không được làm việc quá 12 giờ trong một ngày khi làm thêm vào các ngày nghỉ lễ, ngày Tết và các ngày nghỉ hằng tuần.

Các doanh nghiệp Nhật Bản phải cho TTS nghỉ ít nhất một ngày trong tuần theo điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ ngơi khi đi XKLĐ Nhật Bản được quy định như sau:

  • Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. ­
  • Nghỉ ngơi giữa giờ do tính chất công việc
  • Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động

Bởi tính chất đặc biệt của công việc, trong trường hợp thời tiết quá nắng hoặc mưa quá nhiều, hoặc khi điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, người lao động có thể được cho phép nghỉ ngơi lâu hơn. Thời gian nghỉ này sẽ được quy định và phụ thuộc vào từng công việc cụ thể. Chính vì vậy, TTS khi đi làm việc tại Nhật cần phải tuân thủ theo đúng quy định của xí nghiệp.

  • Lĩnh vực Nông nghiệp: TTS nghỉ ngơi theo luật và theo thực tế thời tiết nắng quá hoặc mưa to
  • Lĩnh vực Xây dựng: TTS nghỉ ngơi theo luật và theo thực tế thời tiết nắng quá hoặc mưa to
  • Lĩnh vực trong nhà máy: Theo đúng luật và không có chuyện thay đổi giờ nghỉ giải lao trừ trường hợp xảy ra sự cố bất đắc dĩ.

3. Quy định về thời gian nghỉ lễ, nghỉ phép

Theo quy định pháp luật của Nhật Bản, người lao động được hưởng 15 ngày nghỉ lễ trong năm. Sau khi làm việc đạt từ 6 tháng trở lên, thực tập sinh sẽ được cấp phép nghỉ phép. Trong năm đầu tiên, thực tập sinh được hưởng 10 ngày nghỉ phép. Nếu người lao động liên tục làm việc cho một công ty trong vòng 6 tháng, công ty sẽ cung cấp chế độ kỳ nghỉ dài ngày cho thực tập sinh.

>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu danh sách các ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản

Trên đây là toàn bộ thông tin, quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của TTS khi làm việc tại Nhật Bản. Hi vọng bài viết phần nào sẽ giải đáp được thắc mắc của TTS khi làm việc tại Nhật. Nếu cần hỗ trợ thêm về các chương trình đi Nhật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

CÔNG TY SAVANAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

Để lại bình luận của bạn

TIN tức LIÊN QUAN
Tin mới
Vì sao Nhật Bản lại trở thành điểm đến của nhiều lao động Việt Nam?
Tin mới
Thông tin đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật
Tin mới
Đơn hàng sơn xây dựng: Công việc, Điều kiện mới nhất