Tin mới

Phá vỡ hợp đồng XKLD, người lao động có bị PHẠT không?

5/5 - (1 bình chọn)

Tự ý phá vỡ hợp đồng XKLD, người lao động Việt Nam có bị phạt hoặc xử lý gì hay không?” là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong quá trình tìm hiểu về chương trình đi XKLD Nhật Bản. Vậy, hãy cùng chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

Phá vỡ hợp đồng XKLD

1. Hợp đồng xuất khẩu lao động là gì? Thế nào là tự ý phá vỡ hợp đồng XKLD?

Hợp đồng XKLD là sự thỏa thuận giữa người lao động và và các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng người lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ lao động.

Định nghĩa tự ý phá vỡ hợp đồng XKLD?

Tự ý phá vỡ hợp đồng XKLD nghĩa là người lao động đơn phương hủy bỏ những nguyên tắc điều khoản trong hợp đồng  XKLD vì những nguyên nhân khác nhau mà chưa đạt được sự thỏa thuận, đồng ý của doanh nghiệp sử dụng lao động.

2. Nguyên nhân khiến người lao động tự ý phá vỡ hợp đồng đi xuất khẩu lao động

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người lao động Việt Nam tự ý phá vỡ hợp đồng XKLĐ như:

  • Người lao động đi XKLD không đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Mức thu nhập khi làm việc tại Nhật không ổn định, không có nhiều việc làm thêm.
  • Người lao động vi phạm nội quy ở nơi làm việc, lo sợ bị trục xuất nên bỏ trốn.
  • Do không thích nghi với môi trường làm việc tại Nhật.
  • Người lao động có mâu thuẫn với quản lý hoặc đồng nghiệp.
  • Có ý đồ bỏ trốn ra ngoài làm việc từ trước.
  • Bị dụ dỗ làm việc bên ngoài với mức lương cao hơn.

Nguyên nhân khiến người lao động tự ý phá vỡ hợp đồng đi xuất khẩu lao động

3. Tự ý phá vỡ hợp đồng XKLĐ, người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Việc phá vỡ hợp đồng XKLD sẽ gây thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp tới công ty phái cử, nghiệp đoàn và cho chính bản thân bạn. Bạn sẽ mất đi cơ hội làm việc và chi phí đã bỏ ra trước đó, công ty phái cử tại Việt Nam mất sự uy tín. Đồng thời, các công ty Nhật Bản thiếu nhân sự và phải mất thêm thời gian, chi phí tìm người thay thế.

Nếu tự ý bỏ trốn ra ngoài làm các công việc khác, bạn sẽ bị từ chối không được nhập cảnh trở lại Nhật Bản trong khoảng từ 5 đến 10 năm. Đồng thời, mọi thông tin của người bỏ trốn đều được lưu vào hồ sơ của cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Do vậy, khi xin tư cách lưu trú để quay trở lại Nhật để du học, du lịch, thăm người thân bên Nhật…, những người bỏ trốn sẽ không được cấp.

Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP, bạn sẽ bị phạt từ 90 đến 100 triệu đồng nếu bỏ trốn hay ở lại làm việc trái phép khi đã hết hợp đồng. Nếu tự phá vỡ hợp đồng khi chưa hết hạn, bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và khi phát hiện sẽ bị đuổi về nước, đồng thời phải đóng thêm khoản phạt khác theo quy định dưới đây tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

  • Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú
  • Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng
  • Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng
  • Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định

Mức phạt cho trường hợp này sẽ rơi vào khoảng 90 – 100 triệu đồng nếu vi phạm một trong những hành vi trên. Bên cạnh đó, bạn còn bị áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả như buộc về nước, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm tùy thuộc vào việc bạn vi phạm điều gì.

Như vậy, nếu tự ý phá vỡ hợp đồng XKLD, không những bị xử phạt về hành chính, người lao động còn bị rất nhiều hệ lụy liên quan. Chính vì thế, trước khi ứng tuyển và tham gia đơn hàng, các bạn nên tìm hiể kỹ lương để tránh các phát sinh sau này. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

CÔNG TY SAVANAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

  • Địa chỉ: km11+500, ĐCT08, Thôn 6, Hoài Đức, Hà Nội
  • Email: hotro.savanam@gmail.com
  • Điện thoại: 0961 52 55 22
  • Website: savanam.com.vn

Để lại bình luận của bạn

TIN tức LIÊN QUAN
Tin mới
Vì sao Nhật Bản lại trở thành điểm đến của nhiều lao động Việt Nam?
Tin mới
Thông tin đơn hàng kỹ sư may mặc đi Nhật
Tin mới
Đơn hàng sơn xây dựng: Công việc, Điều kiện mới nhất