Đi Nhật lao động bị về nước giữa chừng, nguyên nhân do đâu?
Nhật đang là thị trường xuất khẩu lao động hot nhất hiện nay với mức thu nhập và chế độ đãi ngộ cho người lao động được đánh giá cao hơn đáng kể so với các thị trường khác như Đài Loan hay Hàn Quốc. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra tình trạng nhiều người lao động Việt Nam phải trở về nước giữa chừng, thậm chí khi hợp đồng lao động của họ chưa kết thúc. Hãy cùng tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra các trường hợp này nhé!
1. Đi XKLĐ Nhật “chui”
Để được đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, người lao động cần phải bỏ ra một số chi phí đi Nhật như phí học tiếng Nhật, phí đào tạo,…. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện kế hoạch này. Thay vì tuân theo con đường hợp pháp, một số lao động Việt Nam đã quyết định lựa chọn việc “lách luật” bằng cách tham gia xuất khẩu lao động một cách “bất hợp pháp”. Họ thường lợi dụng việc đi du học hoặc du lịch để nhập cảnh vào Nhật Bản, nhưng sau đó lại bỏ trốn và tham gia làm việc không hợp pháp. Tuy nhiên, việc cư trú bất hợp pháp và vi phạm luật nhập cảnh khiến họ dễ bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất về nước bất cứ lúc nào. Hơn nữa, họ còn phải đối mặt với việc bị đưa vào danh sách “đen”, từ đó mất đi cơ hội trở lại Nhật Bản trong tương lai.
2. Người lao động không đảm bảo được vấn đề sức khỏe
Lao động không đáp ứng được nhu cầu sức khỏe là một trong những lí do phổ biến khiến người lao động phải về nước giữa chừng. Mặc dù phải trải qua phần kiểm tra sức khỏe theo quy định, tuy nhiên, có không ít lao động cố tình tìm cách che dấu tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc làm giả giấy tờ để được đi Nhật làm việc.
Sau khi nhập cảnh Nhật Bản, người lao động sẽ phải kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa. Chính vì vậy, những lao động chưa đáp ứng được điều kiện về sức khỏe sẽ phải về nước.
3. Công việc không phù hợp
Việc lựa chọn công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe, kỹ năng và sở thích đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản hay không. Ví dụ, nếu bạn có dị ứng với phấn hoa, việc tham gia vào công việc chế biến nông sản có thể không phải là lựa chọn tốt. Tương tự, nếu bạn dễ bị say sóng, thì tham gia vào công việc liên quan đến nuôi trồng thủy sản cũng có thể không phù hợp. Trong quá trình làm việc, những yếu tố này có thể dẫn đến việc người lao động từ bỏ giữa chừng và phải trở về nước trước khi hợp đồng lao động chấm dứt.
>> Có thể bạn muốn biết: TTS về nước trước thời hạn có thể quay lại Nhật Bản lần 2 được không?
4. Vi phạm pháp luật khi đi làm việc tại Nhật
Nếu trong quá trình XKLĐ Nhật, người lao động có những hành vi vi phạm pháp luật như ăn cắp, ăn trộm, hành hung người khác,… dẫn đến hậu quả, bạn cũng có thể trục xuất về nước. Để hạn chế các tình huống này, bạn cần tìm hiểu kỹ về văn hóa Nhật, học tiếng Nhật, luật pháp của Nhật Bản để tránh các xung đột bà bất đồng không đáng có.
5. Vi phạm kỷ luật lao động
Có những hành vi vi phạm kỷ luật như lôi kéo xung đột, gây hỗn loạn, thậm chí đánh nhau, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự đoàn kết của nhân viên và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của những hành vi trên, người lao động có thể bị trục xuất khỏi Nhật Bản.
Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động phải kết thúc chương trình XKLĐ Nhật trước khi hợp đồng hết hạn. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân khác như thu nhập không đảm bảo, khó thích nghi với môi trường mới, việc cắt giảm lao động từ phía xí nghiệp,… Dù lý do là gì, việc phải quay về nước giữa chừng là điều mà không ai mong muốn. Nếu bạn đang tìm hiểu về chương trình XKLĐ Nhật Bản và có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy liên hệ để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.